Bạn đi mua một chiếc tủ lạnh mới và với một ngân sách không quá dư giả? Vậy có phải tốt nhất là mua được chiếc tủ lạnh với giá rẻ nhất không? Không nên nghĩ như vậy. Nếu bạn mua chiếc tủ lạnh giá rẻ nhất, bạn có thể dẫn đến kết cục phải trả tiền nhiều hơn là mua một chiếc tủ lạnh đắt tiền hơn. Lý do? Chi phí sở hữu một thiết bị gia dụng có ba cấu thành: giá tiền mua ban đầu, chi phí sửa chữa và duy trì và chi phí vận hành nó.
Để tính toán được bạn sẽ chi bao nhiêu cho suốt vòng đời của một món đồ gia dụng, bạn phải nhìn vào tất cả những chi phí này. Đồ gia dụng với giá mua ban đầu thấp nhất, hoặc thậm chí với chi phí sửa chữa thấp kỷ lục thì không nhất thiết là đồ có chi phí hoạt động thấp nhất. Dưới đây là ví dụ một đồ gia dụng tiêu thụ điện có thể tác động đến túi tiền của gia đình bạn như thế nào.
Giả sử bạn đang ở siêu thị chọn mua một chiếc tủ lạnh mới. Các mẫu tủ lạnh khác nhau với dung tích tương tự có thể rất khác nhau về lượng điện tiêu thụ. Chẳng hạn, đối với một tủ lạnh cỡ và thông số phổ biến, lượng điện tiêu thụ bình quân mỗi năm rất khác nhau tùy theo mẫu, từ khoảng 600kwh tới hơn 800kwh. Dựa trên giá điện bình quân hiện nay, chi phí hàng năm vận hành chiếc tủ lạnh là khoảng 750.000 đồng cho đến hơn 990.000 đồng, tùy thuộc vào mẫu bạn mua.
300.000 đồng cách biệt trong chi phí chạy tủ lạnh hàng năm nghe có vẻ không đáng kể, nhưng nên nhớ rằng bạn chỉ phải trả cho sự khác biệt về giá mua có một lần để hưởng thụ khoản tiết kiệm này mỗi năm cho đến hết tuổi thọ của sản phẩm - có thể lên đến 20 năm! Và đồ điện gia dụng trong nhà bạn không chỉ có mỗi tủ lạnh.
Chính vì thế, bạn có thể thực sự tiết kiệm tiền bằng việc mua đồ gia dụng đắt hơn nhưng tiết kiệm điện hơn.
Bạn có thể biết đồ gia dụng tiết kiệm năng lượng qua các nhãn tiết kiệm năng lượng của Bộ Công thương. Nhiều sản phẩm nhập khẩu có dán nhãn tiết kiệm năng lượng theo tiêu chuẩn châu Âu hoặc Mỹ cũng đáng tin cậy vì các thị trường này bắt buộc các nhà sản xuất đồ gia dụng phải dán nhãn tiết kiệm năng lượng lên máy giặt, tủ lạnh, máy rửa bát, điều hòa tổng, điều hòa phòng…
Khi bạn mua một trong những sản phẩm điện gia dụng ở các trung tâm, cửa hàng điện máy, bạn nên tìm các nhãn này dán bên trong hoặc ngoài sản phẩm. Các nhãn đều có ghi thông tin: công suất của mẫu máy, ước tính tiêu thụ điện hàng năm (với một số loại như tủ lạnh, máy giặt…), đánh giá độ tiết kiệm năng lượng.
Một số đồ điện gia dụng cũng có thể có logo EnergyStar (tiêu chuẩn của Mỹ), có nghĩa sản phẩm đó tiết kiệm điện hiệu quả đáng kể hơn so với các mẫu trung bình tương tự.
Tóm lại, khi mua sắm đồ gia dụng tiết kiệm điện mới, bạn hãy:
- Đọc nhãn hiệu hướng dẫn về tiêu thụ điện của sản phẩm
- So sánh mức tiêu thụ điện với các mẫu cạnh tranh khác
- Ước tính sự khác biệt về chi phí năng lượng
- Cân nhắc cả hai giá cả mua và mức tiêu thụ điện dự tính khi quyết định nhãn hiệu nào, mẫu nào định mua
Sản phẩm càng tiêu tốn ít điện năng, càng đỡ tốn kém chi phí vận hành và giảm các hóa đơn phải thanh toán sau này. Sản phẩm tiết kiệm điện cũng tốt cho môi trường; nó có thể giảm ô nhiễm không khí và giúp bảo tồn thiên nhiên.
Hiện hầu hết các sản phẩm gia dụng sản xuất cho thị trường châu Âu và Mỹ đều phải đáp ứng yêu cầu tiết kiệm điện vì đó là luật. Nhưng có nhiều sản phẩm vượt ngưỡng tiêu chuẩn, sử dụng thậm chí ít năng lượng và bớt chi phí vận hành hơn.
Hẳn các bạn thắc mắc điều làm một sản phẩm điện gia dụng hiệu quả hơn các sản phẩm khác là gì? Hầu hết sự khác nhau của các sản phẩm là ở bên trong – động cơ, máy nén khí, máy bơm, van, các miếng đệm và con dấu, hoặc trong các bộ cảm biến điện tử làm cho các thiết bị "thông minh hơn". Thậm chí, hai mẫu trông giống hệt bên ngoài, nhưng sự khác nhau của các tính năng bên trong có thể đem đến sự khác biệt lớn trong hóa đơn điện hàng tháng của bạn.
Và dưới đây là chiến lược mua sắm thông minh bạn có thể tham khảo
1. Chọn kích cỡ và kiểu dáng: Ước lượng khoảng không gian đồ gia dụng bạn định mua sẽ vừa với nó. Hãy chắc chắn bạn có đủ chỗ để mở cửa hoặc mở nắp và giải phóng mặt bằng đủ để thông gió. Điều này có thể giúp bạn thu hẹp lựa chọn khi bạn quyết định kiểu dáng và công suất tốt nhất của sản phẩm định mua.
2. Biết nơi bạn sẽ mua: Các đại lý, cửa hàng điện tử, điện gia dụng và các nhà bán lẻ bày rất nhiều mẫu mã, nhãn hiệu khác nhau. Có cả các đại lý bán hàng qua TV hoặc qua Internet, catalog.
3. So sánh hoạt động của các mẫu mã và nhãn hiệu khác nhau: Hãy đề nghị xem tài liệu về sản phẩm của nhà sản xuất. Quyết định tính năng nào quan trọng với bạn. Hỏi về các mẫu khác nhau hoạt động như thế nào: Chúng có ồn không? Các tính năng an toàn của chúng là gì? Chúng sử dụng bao nhiêu nước? Tiết kiệm điện thế nào? Về khả năng sửa chữa, thay thế…?
4. Ước tính đồ gia dụng đó sẽ tốn chi phí bao nhiêu để vận hành. Đồ gia dụng càng tốn điện, càng tốn chi phí vận hành. Hãy xem xét nhãn hiệu tiết kiệm điện để so sánh mức ngốn điện của các mẫu khác nhau. Sự khác nhau về hóa đơn điện của bạn hàng tháng có thể rất nhiều, đặc biệt khi tuổi thọ của nó lên đến 10 năm hoặc 20 năm. Bạn có thể tiết kiệm tiền bằng việc chọn mẫu tiết kiệm điện, thậm chí giá mua của nó đắt hơn.
Là người tiêu dùng thông minh trong việc tiết kiệm điện có nghĩa là tiêu thụ hầu hết từ số điện bạn sử dụng. Nếu lựa chọn đúng sản phẩm, bạn có thể cắt giảm lãng phí điện mà không phải hy sinh sự hoải mái hoặc tiện lợi.